Nằm giữa trung tâm Đông Nam Á, Việt Nam sở hữu địa thế chiến lược đặc biệt. Không chỉ gần các thị trường Châu Á mà Việt Nam còn có vị trí tiếp giáp nước láng giềng khác, đáng chú ý là Trung Quốc. Do vậy, có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài chọn nước ta làm địa điểm điểm đầu tư sinh lợi và phát triển kinh tế.
Do tình hình đầu tư ngày một nhiều, nên ngày 6 tháng 8 năm 2014, Bộ Tài chính đã có Thông tư số 103/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế doanh nghiệp nước ngoài phải nộp khi kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam. Điều này giúp nhà nước có thể kiếm soát tình hình kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài khi du nhập vào thị trường kinh tế Việt Nam.
1. Các khoản thuế đầu tư phải nộp
Theo quy định, nhà đầu tư nước ngoài phải nộp các khoản thuế như sau:
- Thuế thu nhập cá nhân.
- Thuế giá trị gia tăng.
Lưu ý: công ty nước ngoài có thuê nhân sự là chuyên gia nước ngoài thì doanh nghiệp phải tiến hành nộp thuế thu nhập cá nhân.

2. Thuế suất
- Thuế thu nhập doanh nghiệp có thuế suất là: 5% (Căn cứ pháp lý: Căn cứ tại điểm a, Khoản 2, Điều 13, Thông tư số 103/2014/TT-BTC).
- Thuế giá trị gia tăng Có thuế suất là: 5% (Căn cứ pháp lý: tại điểm a, Khoản 2, Điều 12, Thông tư số 103/2014/TT-BTC).
- Thuế thu nhập cá nhân có thuế xuất là: 20%. Quy định về thuế thu nhập cá nhân như sau:
- Dành cho đối tượng không cư trú, thời gian có mặt tại Việt Nam không đủ từ 183 ngày trở lên/01 năm.
- Hoặc theo biểu thuế thu nhập cá nhân lũy tiến, dành cho người cư trú, thời gian có mặt tại Việt Nam từ đủ 183 ngày trở lên/01 năm.
3. Tiêu chí tính thuế
Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế được dựa trên hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa, dịch vụ,…
Căn cứ pháp lý: Điều 7, Thông tư 103/2014/TT-BTC.
- Thuế giá trị gia tăng là thuế được tính dựa trên toàn bộ doanh thu cung cấp dịch vụ, các dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
Căn cứ pháp lý: Điều 6, Thông tư 103/2014/TT-BTC.
- Thuế thu nhập cá nhân: đối tượng áp dụng là cá nhân không cư trú nhưng có phát sinh thu nhập trên lãnh thổ Việt Nam hoặc đối tượng có cư trú nhưng có phát trên thế giới, và khoản thu nhập chịu thuế của trường hợp này là thu nhập trên toàn thế giới.
Lưu ý: thực tế tiêu chí đánh giá thuế rất phức tạp, nếu chưa am hiểu, quý khách có thể tìm đến dịch vụ kế toán thuế của chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết hơn.
4. Thời gian phải nộp
- Sau khi hợp đồng liên doanh được thành lập, đại diện Việt Nam có trách nhiệm đăng ký thuế với cơ quan có thẩm quyền.
- Thời gian hoàn tất thủ tục khai thuế là: 20 ngày khi hợp đồng được ký kết.
- Căn cứ pháp lý: Theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 20, Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
- Thời điểm khai thuế là được thực hiện tương ứng với từng lần thanh toán và quyết toán thuế khi kết thúc hợp đồng.

5. Hồ sơ gửi cho cơ quan thuế
Hồ sơ đăng ký thuế:
- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 04.1-ĐK-TCT;
- Bảng kê nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng nộp thuế thông qua bên Việt Nam.
- Hợp đồng liên doanh của doanh nghiệp Việt Nam ký với nhà thầu nước ngoài.
Hồ sơ kê khai thuế:
- Tờ khai thuế theo mẫu 01/NTNN
- Bản sao Hợp đồng có xác nhận của người nộp thuế.
- Bản sao giấy phép kinh doanh có xác nhận của người nộp thuế.
Những quy định về thuế dành cho doanh nghiệp nước ngoài, sẽ giúp cho các cơ quan ban ngành của Việt Nam dễ dàng kiểm soát tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại nước ta. Bên cạnh đó, quý doanh nghiệp cũng cần lưu ý và thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ, điều này góp phần không nhỏ vào việc xây dựng nền kinh tế vững mạnh