You are here:

Cách ghi phiếu lý lịch tư pháp số 2 đúng nhất

Phiếu LLTP số 2 được cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và cấp cho cá nhân để người đó biết được lý lịch về án tích của mình. Nội dung của phiếu này ngoài việc ghi rõ các án tích chưa được xóa của cá nhân (nếu có) còn ghi cả các án tích đã được xóa. Vậy bạn đã biết cách ghi phiếu phiếu LLTP số 2 đúng nhất theo quy định chưa?

Luật LLTP quy định cá nhân không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp. Đồng thời, Luật cũng quy định rõ mục đích cấp Phiếu LLTP số 2 cho cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch án tích của mình. 

Mẫu phiếu lý lịch tư pháp số 2

Cách ghi phiếu lý lịch tư pháp như sau

Bạn ra nơi đăng kí có thẩm quyền để lấy tờ khai có sẵn, trên đó có những thông tin cần khai, bạn chỉ cần điền đúng theo từng mục là được. Trên Phiếu LLTP số 1 có 13 mục bạn cần điền vào như sau:

STT

TÊN MỤC

HƯỚNG DẪN CÁCH CÁCH GHI

1

Họ và tên

Điền họ và tên của bạn

2

Giới tính

Điền giới tính của bạn

3

Ngày, tháng, năm sinh

Điền ngày, tháng, năm sinh của bạn

4

Nơi sinh

Điền nơi sinh của bạn

5

Quốc tịch

Điền Quốc tịch của bạn

6

Nơi thường trú

Điền nơi thường trú của bạn, ghi theo địa chỉ thường trú trên giấy chứng minh nhân dân

7

Nơi tạm trú

Điền nơi tạm trú của bạn. Địa chỉ tạm trú là địa chỉ nơi bạn đang sinh sống hiện tại. Đó là: địa chỉ nhà bạn, địa chỉ nhà trọ,…

8

  • Giấy CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân/ Hộ chiếu Số:…….

 

  • Cấp ngày:…tháng…năm 2018. Tại:…………..
  • Bạn ghi theo số được cập nhật trên Giấy CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân/ Hộ chiếu của bạn. Ghi xong bạn nhớ dò lại một lần nữa để chắc chắn không sai lệch nhé.
  • Phía sau Giấy CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân/ Hộ chiếu luôn cập nhật ngày/tháng/năm và nơi cấp. Bạn ghi thông tin giống như vậy

9

Họ và tên cha

Điền tên cha cua bạn

10

Họ và tên mẹ:

Điền tên mẹ của bạn

11

Họ và tên vợ/chồng

Điền tên vợ/chồng của bạn nếu đã kết hôn

12

Tình trạng án tích:

  • Đối với người không bị kết án thì ghi là “Không có án tích”; trường hợp người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì ghi “Không có án tích trong thời gian cư trú tại Việt Nam”. Các ô, cột trong mục này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.
  • Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.
  • Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.
  • Án tích nào không có các nội dung tại các mục hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự, án phí thì ghi dấu “//” vào các mục đó.
  • Cách ghi mục “Xóa án tích”:  Đối với những án tích đã được xóa thì ghi là “Đã được xóa án tích ngày…tháng…năm”. Đối với những án tích chưa được xóa thì ghi là “Chưa được xóa án tích”.

13

Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:

  1. Trường hợp không bị cấm thì bạn ghi: Không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã
  2. Trường hợp bị cấm bạn ghi như sau:
    • Số quyết định, ngày tháng năm: Bạn ghi rõ số quyết và ngày tháng theo Quyết định của Toàn án
    • Tòa án ra quyết định: Bạn ghi tên tòa án nơi ra quyết định bản án
    • Chức vụ bị cấm đảm nhiệm: Bạn liệt kê đầy đủ chức vụ bị cấm
    • Thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã: Bạn cập nhật đầy đủ thời gian cụ thể: ngày, tháng, năm bạn không đc tham gia thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã

Trên đây là hướng dẫn cách ghi Phiếu lý lịch tư pháp số 2 đúng nhất. Có thể thấy, phiếu LLTP số 2 có cách ghi khác hoàn toàn với cách ghi Phiếu LLTP số 1 vì thế chúng ta nên cẩn thận và làm theo đúng hướng dẫn để không nhầm lẫn và sai sót.