Ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh, số vốn đầu tư sẽ khác nhau. Tuy nhiên, đối với chủ doanh nghiệp mới khởi nghiệp việc xác định vốn kinh doanh luôn là một thách thức không hề nhỏ và tốn kém nhiều thời gian nghiên cứu trước khi đăng ký thành lập công ty.
Với những đặc điểm ưu việt mang lại cho nhà đầu tư, công ty TNHH luôn là mô hình doanh nghiệp được hướng đến nhiều nhất hiện nay. Vì vậy, câu hỏi: cần bao nhiêu vốn để thành lập công ty TNHH luôn được nhiều sự quan tâm của nhiều người.
Phần 1: Quy định chung về vốn thành lập công ty TNHH
- Pháp luật không đưa ra một hạn mức tối thiểu về vốn khi nhà đầu tư tiến hành đăng ký thành lập công ty TNHH. Như vậy, chỉ cần với một ý tưởng kinh doanh tốt và số vốn nhỏ như: 5 triệu đồng, 10 triệu đồng,…thì nhà đầu tư vẫn có quyền thành lập công ty và phát triển dự án kinh doanh của minh.
- Tuy nhiên, trừ một số lĩnh vực thuộc danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhà đầu tư phải đáp ứng theo quy định mới được thành lập công ty.

Theo quy định, doanh nghiệp sau khi thành lập sẽ được vận hành và hoạt động với bốn (04) loại vốn như sau:
Phần 2: Vốn đăng ký kinh doanh để thành lập một công ty bao gồm 4 loại vốn kinh doanh cơ bản
1. Vốn điều lệ
Mặc dù pháp luật không quy định định mức vốn điều lệ công ty TNHH cụ thể, nhưng doanh nghiệp nên cân nhắc để đưa ra số vốn phù hợp với quy mô hoạt động và sản xuất của doanh nghiệp.
Bởi vì thông qua số vốn điều lệ công ty, nhà đầu tư chịu trách nhiệm pháp lý với pháp luật. Đặc biệt, vốn điều lệ cũng là căn cứ để đánh thuế môn bài đối với doanh nghiệp. Cụ thể:
- Vốn điều lệ công ty từ 10 tỷ đồng trở xuống: mức thuế môn bài phải nộp là 2.000.000 đồng/năm.
- Vốn điều lệ công ty trên 10 tỷ đồng: mức thuế môn bài phải nộp là 3.000.000 đồng/năm.
2. Vốn pháp định
Khi kinh doanh lĩnh vực thuộc danh mục ngành nghề có yêu cầu số vốn nhất định thì vốn này được gọi là vốn pháp định. Doanh nghiệp cần lưu ý các điều kiện này để thực hiện kinh doanh đúng theo quy định pháp luật.

3. Vốn ký quỹ
Vốn ký quỹ cũng thuộc nhóm vốn pháp định, nhưng doanh nghiệp phải tiến hành nộp tiền ký quỹ vào ngân hàng, số vốn ký quỹ này được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp hoạt động.
4. Vốn góp của tổ chức/ cá nhân nước ngoài
Doanh nghiệp được kêu gọi vốn từ nhà đầu tư nước ngoài theo hình thức góp vốn hoặc sử dụng 100% vốn ngoại để thành lập công ty vốn nước ngoài. Tuy nhiên, các thủ tục góp vốn có yếu tố nước ngoài thường phức tạp so với công ty Việt Nam.
Phần 3: Lưu ý về vốn thành lập công ty TNHH
- Việc cân nhắc để đăng ký vốn khi thành lập công tysao cho phù hợp với doanh nghiệp, và đúng theo quy định pháp luật thường rất khó xác định, chính vì thế để tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, nhà đầu tư thường tìm đến các công ty tư vấn thành lập doanh nghiệp uy tín để được hỗ trợ và lựa chọn cho doanh nghiệp các khoản vốn phù hợp nhất.
- Việc lựa chọn vốn không thể thực hiện tùy ý, bởi ứng với mỗi loại hình công ty và mỗi ngành nghề kinh doanh sẽ là một loại vốn phù hợp. Ví dụ: công ty sản xuất không thể hoạt động với một số vốn nhỏ và ngược lại, công ty hoạt động thương mại thì không cần một số vốn quá lớn.
Có thể thấy, việc ấn định số vốn khi thành lập công ty TNHH là một điều không thể, bởi vì ứng với mỗi quy vô và ngành nghề kinh doanh là một số vốn khác nhau, nhưng thông tin chia sẻ trên đây chắc chắn sẽ giúp quý khách dễ dàng hơn trong việc xác định vốn và lên kế hoạch kinh doanh trong tương lai.