You are here:

Cần chuẩn bị gì trước khi thành lập công ty cổ phần?

Khi muốn đăng ký thành lập công ty cổ phần chủ doanh nghiệp phải bỏ ra một thời gian không nhỏ để nghiên cứu để tìm hiểu những giấy tờ, các thủ tục và quy định liên quan của pháp luật. Nếu không nắm rõ các quy định của pháp luật thì sẽ gặp phải không ít khó khăn trong việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý về đăng ký thành lập công ty.

Những điều cần chuẩn bị trước khi thành lập công ty cổ phần mà Luật TinLaw trình bày dưới đây, là những nội dung cơ bản và quan trọng nhất trong lĩnh vực pháp lý bạn cần biết và thực hiện trước khi chính thức hoạt động kinh doanh.

1. Xác định ngành nghề kinh doanh là gì?

Việc xác định ngành nghề kinh doanh là điều vô cùng quan trọng, bởi có những ngành nghề kinh doanh đòi hỏi phải có yêu cầu về vốn và chứng chỉ hành nghề, việc xác định ngành nghề sớm giúp nhà đầu tư có sự chuẩn bị chu đáo để từ đó sớm hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập công ty theo quy định.

Hiện nay, pháp luật quy định danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện và danh sách ngành nghề cấm đầu tư khá phức tạp, doanh nghiệp cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin để không bị kéo dài thời gian thực hiện các kế hoạch kinh doanh của nhà đầu tư.

Xác định ngành nghề kinh doanh là thủ tục quan trọng
Xác định ngành nghề kinh doanh là thủ tục quan trọng

2. Xác định nguồn vốn điều lệ

Trừ những ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định, còn lại pháp luật không giới hạn số vốn điều lệ. Tuy nhiên, việc xác định nguồn vốn điều lệ là một thủ tục rất quan trọng. Cụ thể:

  • Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện doanh nghiệp phải đáp ứng đủ số vốn theo quy định. Ngoài ra, đối với một số ngành nghề, pháp luật yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện ký quỹ tại ngân hàng một khoản vốn theo quy định.
  • Ngoài ra, vốn điều lệ còn là căn cứ để nhà nước đánh thuế môn bài và trách nhiệm pháp lý của thành viên công ty.
  • Vốn điều lệ không phải lúc nào cũng nhiều là tốt nhất và doanh nghiệp có nguồn vốn điều lệ dồi dào chưa bao giờ là doanh nghiệp có kết quả hoạt động kinh doanh đạt kết quả tốt nhất, vốn điều lệ tốt nhất là phải đúng theo quy định pháp luật và đảm bảo cho vận hành công ty luôn trôi chảy, không bị gián đoạn.
  • Lưu ý: doanh nghiệp cần xác định rõ nguồn vốn điều lệ nhà đầu tư góp vào. Đặc biệt, tài sản góp vốn không phải tiền Việt Nam đồng, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì cần phải được các chuyên gia, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp để xác định giá, làm cơ sở cho việc góp vốn và hạch toán kế toán, thuế, báo cáo tài chính của công ty.

Ứng với quy mô thực tế khác nhau thì vốn điều lệ cũng khác nhau

3. Đặt tên cho công ty

  • Tên công ty đồng thời cũng là thương hiệu của công ty, thông qua tên công ty, khách hàng và đối tác dễ dàng nhận diện thương hiệu trên thị trường.
  • Hiện nay, pháp luật cho phép doanh nghiệp đặt tên công ty là tiếng Việt, tên nước ngoài hoặc tên viết tắt.
  • Theo quy định, tên công ty cổ phần gồm hai yếu tố tạo nên, đó là: “loại hình doanh nghiệp” và “tên riêng”
  • Để tránh mất nhiều thời gian, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ tên doanh nghiệp dự kiến dùng có trùng với doanh nghiệp nào đã đặt trước đó chưa, nếu trùng thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo và yêu cầu doanh nghiệp đổi tên .

4. Cần xác định địa điểm kinh doanh của công ty

Địa điểm kinh doanh cũng là nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp. Trong hồ sơ đăng ký thành lập công ty, pháp luật có yêu cầu doanh nghiệp phải có thông tin địa chỉ trụ sở chính chính xác.

Lưu ý: nếu dự án đầu tư của doanh nghiệp được đặt tại địa bàn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư tại Việt Nam sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định pháp luật.

Địa chỉ đặt trụ sở chính của doanh nghiệp phải được đặt theo đúng quy định pháp luật, bao gồm:

  • Phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Phải xác định được thông tin: số nhà, tên phố hoặc Tên xóm, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà và tên đường thì doanh nghiệp phải xin xác nhận của cơ quan có thẩm quyền xác nhận về việc địa chỉ đặt trụ sở chính của doanh nghiệp chưa có số nhà và tên đường.

5. Hợp đồng hoặc thỏa thuận thành lập công ty cổ phần

  • Hợp đồng hoặc biên bản thỏa thuận đăng ký thành lập công ty cổ phần rất quan trọng. Thông qua các văn bản này, cơ quan quản lý nhà nước sẽ nắm được danh sách thành viên góp vốn công ty.
  • Tuy nhiên, pháp luật không bắt buộc doanh nghiệp phải có hợp đồng hoặc biên bản thỏa thuận, nhưng để tránh những rắc rối pháp lý sau này cũng như tranh chấp quyền và nghĩa vụ các thành viên công ty thì doanh nghiệp nên lập các văn bản này.

Nếu còn đang gặp khó khăn trong việc chuẩn bị đăng ký thành lập công ty cổ phần, hãy để công ty Luật TinLaw giúp đỡ quý khách trong việc hoàn thành các thủ tục, giấy tờ pháp luật một cách nhanh và chính xác nhất.