You are here:

Doanh nghiệp là gì? Quy trình thành lập doanh nghiệp

17/07/2024
Doanh nghiệp là gì? Quy trình thành lập doanh nghiệp

Doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật nhằm mục đích kinh doanh và thu lợi nhuận. Quy trình thành lập doanh nghiệp bao gồm nhiều bước cần thiết và yêu cầu sự chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật. Vậy nên hãy cùng TIN Holdings tìm hiểu về doanh nghiệp là gì và quy trình thành lập trong bài viết này nhé!

Doanh nghiệp là gì?

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh được thành lập và hoạt động với mục tiêu chính là tạo ra lợi nhuận. Mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm pháp lý riêng, phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của người sáng lập. Thành lập doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến kinh doanh, quản lý thuế và các quy định khác.

Thế nào là doanh nghiệp

Tìm hiểu khái niệm về doanh nghiệp là gì

Ngoài mục tiêu tạo ra lợi nhuận, doanh nghiệp còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội. Doanh nghiệp tạo ra việc làm, đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua thuế. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có trách nhiệm xã hội trong việc bảo vệ môi trường, thực hiện các hoạt hỗ trợ cộng đồng.

>> Xem thêm: Giấy phép kinh doanh là gì? Xin giấy phép kinh doanh ở đâu?

Các loại hình doanh nghiệp/công ty hiện nay

Việc phân loại doanh nghiệp thành các loại hình doanh nghiệp khác nhau tại Việt Nam. Nhằm tạo điều kiện cho việc quản lý nhà nước, đồng thời phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng doanh nghiệp.

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào là phù hợp

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào là phù hợp

Các loại hình khác nhau cho phép phân chia các đặc điểm quản lý, trách nhiệm pháp lý, quy mô vốn và hình thức hoạt động để thích hợp với từng ngành nghề và chiến lược kinh doanh cụ thể. Và hiện nay căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình công ty chính bao gồm:

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình kinh doanh do một cá nhân sở hữu và quản lý điều hành. Chủ sở hữu chịu toàn bộ trách nhiệm đối với mọi vấn đề. Và loại hình này không có sự minh  rõ ràng giữa tài sản cá nhân và tài sản của Công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty trách nhiệm hữu hạn được chia thành 2 loại gồm:

  • Công ty TNHH một thành viên: Công ty được thành lập dưới hình thức này với mục tiêu góp vốn bởi một cá nhân/tổ chức. Không được phát hành cổ phần (trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần) nhưng được phát hành trái phiếu theo quy định.
  • Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên: Công ty được thành lập từ 2 – 50 thành viên. Thành viên của công ty chỉ chịu trách nhiệm pháp lý và tài chính trong phạm vi vốn góp vào công ty. 

Công ty trách nhiệm hữu hạn phân chia rõ ràng trách nhiệm giữa các thành viên. Nhằm đảm bảo sự ổn định và tính chuyên nghiệp trong quản lý và hoạt động kinh doanh của mình.

Công ty cổ phần

Công ty cổ phần được thành lập từ 3 cổ đông trở lên và không giới hạn cổ đông. Loại hình công ty này có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp và họ có quyền tự do nhượng quyền cổ phần của mình cho người khác.

Công ty hợp danh

Công ty hợp danh được thành lập bởi ít nhất hai người hoặc tổ chức cùng chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty không được niêm yết cổ phiếu hay phát hành trái phiếu. Đồng thời thành viên của công ty hợp danh chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của họ.

Quy trình thành lập doanh nghiệp

Chắc hẳn bạn đã hiểu rõ khái niệm doanh nghiệp là gì qua những nội dung trên. Vậy làm thế nào để thành lập một doanh nghiệp tại Việt Nam? Bạn cần thực hiện các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Xác định loại hình doanh nghiệp

Ở bước này tùy vào những đặc điểm doanh nghiệp của bạn mà sẽ có những loại hình như:

  • Công ty tư nhân
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn
  • Công ty cổ phần
  • Công ty hợp danh 
  • Văn phòng đại diện

Tùy vào loại hình mà công ty sẽ có những quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau ở mỗi hoàn cảnh khác nhau.

Bước 2: Tìm hiểu trước các quy định pháp lý

Bạn cần nắm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam đối với việc đăng ký kinh doanh, luật lao động, bảo hiểm, thuế,… Bạn cũng cần biết về các quyền lợi và đãi ngộ đầu tư cho các ngành nghề và khu vực kinh tế đặc biệt.

>> Xem thêm: Pháp lý doanh nghiệp là gì? Những vấn đề pháp lý thường gặp

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh và các giấy phép đầu tư

Những giấy tờ để chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký kinh doanh
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông
  • Bản sao CCCD hoặc hộ chiếu của chủ sở hữu
chuẩn bị hồ sơ

Chuẩn bị hồ sơ cần thiết

Và bạn cần nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh trên trực tiếp tại Cơ quan Đăng ký kinh doanh theo địa phương. Bên cạnh đó có thể nộp trực tuyến thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Bước 4: Cam kết vốn điều lệ

Sau bước 3, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy phép đầu tư (nếu có). Lúc này bạn sẽ thực hiện cam kết vốn điều lệ theo quy định pháp luật bằng cách: gửi tiền vào tài khoản ngân hàng hoặc chứng minh nguồn vốn bằng các tài sản khác như xe cộ, máy móc, bất động sản,…..

Bước 5: Thực hiện các thủ tục thuế và kế toán cần thiết

Cụ thể các thủ tục cần thiết như sau:

  • Khai báo và nộp thuế ban đầu.
  • Mua hóa đơn, làm báo cáo thuế và nộp hàng tháng, quý và năm.
  • Thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính theo quy định nhà nước (nếu bắt buộc).
  • Tham gia chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế cho người lao động.
Thực hiện các thủ tục thuế và kế toán

Thực hiện các thủ tục thuế và kế toán

Việc hoàn thành đầy đủ và chính xác các thủ tục thuế và kế toán sẽ đảm bảo tuân thủ pháp luật. Đồng thời còn giúp doanh nghiệp hoạt động minh bạch, ổn định và phát triển bền vững trong dài hạn.

Bước 6: Làm việc với các cơ quan nhà nước liên quan

Tùy vào loại hình kinh doanh và hoạt động kinh doanh mà sẽ có những cơ quan cần làm việc, ví dụ như: cơ quan quản lý lao động, cơ quan quản lý thị trường, cơ quan quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, cơ quan quản lý môi trường,…

>> Xem thêm: Quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Những câu hỏi thường gặp về doanh nghiệp là gì

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp mà các doanh nhân mới thường quan tâm khi tiến hành thành lập doanh nghiệp.

Doanh nghiệp mới thành lập tại Việt Nam sẽ được hỗ trợ gì?

Khi mới thành lập, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ:

  • Ưu đãi thuế: Doanh nghiệp mới được hưởng chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong một số năm đầu hoặc miễn giảm thuế cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực ưu tiên hoặc khu vực kinh tế cần khuyến khích.
  • Hỗ trợ tài chính: Có thể tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi từ các ngân hàng thương mại nhà nước hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm. Đặc biệt là những doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, nông nghiệp công nghệ cao, và sản xuất sạch.
  • Hỗ trợ pháp lý và thủ tục hành chính: Các dịch vụ hỗ trợ pháp lý, bao gồm tư vấn về thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, bảo hộ sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó là các thủ tục hành chính liên quan đến xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài.
  • Tiếp cận thị trường và mạng lưới: Các chương trình như hội chợ thương mại, diễn đàn doanh nghiệp và các sự kiện networking được tổ chức. Nhằm giúp các doanh nghiệp mới mở rộng mạng lưới, tìm kiếm khách hàng và đối tác.
  • Đào tạo và tư vấn: Các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận và các cơ quan nhà nước thường cung cấp các khóa học này. Để có thể giúp chủ doanh nghiệp phát triển kỹ năng quản lý, hiểu biết về thị trường và khả năng cạnh tranh. 

Những hỗ trợ này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự khởi nghiệp và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Thuế môn bài mà doanh nghiệp cần đóng là bao nhiêu?

Thuế môn bài mà doanh nghiệp cần đóng phụ thuộc vào vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư đã đăng ký của doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: Mức thuế môn bài là 3.000.000 đồng/năm.
  • Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: Mức thuế môn bài là 2.000.000 đồng/năm.
  • Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: Mức thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm.

Việc nắm rõ các mức thuế môn bài giúp doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tài chính đúng quy định. Đồng thời doanh nghiệp sẽ tránh được các rủi ro về thuế và pháp lý.

Có thể nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp ở cơ quan nào?

Bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại các địa điểm sau:

  • Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. 
  • Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại văn phòng hoặc nộp trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Việc lựa chọn đúng địa điểm và phương thức nộp hồ sơ đăng ký sẽ giúp quy trình đăng ký diễn ra suôn sẻ. Đảm bảo doanh nghiệp của bạn có thể khởi đầu một cách thuận lợi và thành công.

Phần kết

Qua bài viết trên của TIN Holdings, chắc hẳn bạn đã hiểu được doanh nghiệp là gì rồi đúng không. Và quy trình thành lập doanh nghiệp dù có thể phức tạp nhưng lại là bước đầu tiên để biến ý tưởng thành thực tiễn. Vậy nên việc hiểu rõ và tuân thủ đúng pháp luật sẽ là nền móng vững chắc cho sự thành công và bền vững của doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Cách tra cứu mã số thuế doanh nghiệp đơn giản 2024