Trước khi muốn mở rộng thị trường, mở rộng quy mô kinh doanh, doanh nghiệp đầu tư phải nghiên cứu thị trường mới, đánh giá chính xác thị trường hiện tại và xác định đúng tiềm năng của thị trường tương lai.
Muốn thực hiện các thủ tục nêu trên, doanh nghiệp phải thành lập văn phòng đại diện tại nơi muốn mở rộng thị trường, mở rộng quy mô kinh doanh. Tuy nhiên, việc chuẩn bị hồ sơ thành lập văn phòng đại diện cho công ty nước ngoài theo quy định của pháp luật thường khá phức tạp, quý khách theo dõi bài viết dưới đây để sớm hoàn tất hồ sơ.
1. Chuẩn bị hồ sơ thành lập văn phòng đại diện cho công ty nước ngoài
Thành phần hồ sơ có nhiều mẫu thông báo thành lập văn phòng đại diện, doanh nghiệp tải về là điền thông tin theo hướng dẫn.
Chuẩn bị hồ sơ |
Yêu cầu hồ sơ |
Thông báo lập Chi nhánh/Văn phòng đại diện |
|
Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp về việc lập Chi nhánh/Văn phòng đại diện. |
|
Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh/Văn phòng đại diện |
Tải mẫu quyết định bổ nhiệm tại đây |
Hồ sơ cá nhân của người đứng đầu chi nhánh: Cá nhân có quốc tịch Việt Nam thì chuẩn bị: Giấy chứng minh nhân dân. Cá nhân là người nước ngoài, hiện đang thường trú tại Việt Nam thì chuẩn bị:
Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam: Hộ chiếu. |
|
Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau:
|
|
Trường hợp ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của công ty có yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định pháp luật, thì doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ chứng chỉ hành nghề theo quy định đính kèm. |
Lưu ý:
|
Hồ sơ pháp lý về địa điểm đặt văn phòng đại diện như sau:
|
Hồ sơ, giấy tờ là ban sao y, có công chứng theo quy định. |
Mục lục hồ sơ |
Ghi theo thứ tự các đầu mục hồ sơ đã hướng dẫn tại các Mẫu hướng dẫn thủ tục. |
Số lượng hồ sơ: 02 bộ hồ sơ (trong đó 01 bộ gốc).
Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Lưu ý: doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ về cách đặt tên cho văn phòng đại diện theo quy định, để tánh bị kéo dài thời gian hoàn tất hồ sơ.
2. Quy cách chuẩn bị hồ sơ
Quy cách hồ sơ quy định như sau:
- Hồ sơ làm bằng tiếng Việt hoặc tiếng Việt và tiếng nước ngoài thông dụng
- Lưu ý: Các văn bản bằng tiếng nước ngoài: phải được dịch sang tiếng Việt và có xác nhận của tổ chức có chức năng dịch thuật.
Trên bìa hồ sơ ghi rõ thông tin như sau:
- Tên Công ty/ Dự án.
- Loại hồ sơ là: cấp mới, điều chính hay giải thể công ty.
- Thông tin của người nộp hồ sơ:Tên, số điện thoại, địa chỉ.

3. Quy trình thành lập văn phòng đại diện cho công ty nước ngoài
Sau khi chuẩn bị hồ sơ như trên, doanh nghiệp thực hiện quy trình thành lập văn phòng đại diện như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thủ tục theo quy định như đã nêu trên.
Bước 2: Cách thức nộp hồ sơ
- Doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký đầu tư nộp hồ sơ tại bàn tiếp nhận.
- Chuyên viên nhận hồ sơ của Phòng Đăng ký đầu tư kiểm tra hồ sơ.
- Nếu hồ sơ hợp lệ, chuyên viên tiếp nhận sẽ nhận hồ sơ vào và cấp giấy Biên nhận cho doanh nghiệp.
Lưu ý: nếu người nộp hồ sơ không phải Người đại diện theo pháp luật, thì doanh nghiệp lập giấy Ủy quyền cho người nộp hồ sơ.
- Người đi nộp hồ sơ chuẩn bị thêm Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu.
Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký đầu tư để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.
Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ
- Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh.
- Địa chỉ: số 32 Lê Thánh Tôn, quận 1.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
- Địa chỉ: 16 Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội
Thời gian làm việc
- Các ngày thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần: Sáng từ 7:30 đến 11:30; Chiều từ 13:00 đến 17:00.
- Thứ 7: Sáng từ 7:30 đến 11:30.
Các quy trình thành lập văn phòng đại diện cho công ty nước ngoài thực chất rất phức tạp, khó khăn, hãy tìm hiểu thật kỹ mọi thông tin để sớm hoàn tất thủ tục này theo đúng thời gian quy định.