You are here:

Pháp lý doanh nghiệp là gì? Những vấn đề pháp lý thường gặp

12/07/2024
Pháp lý doanh nghiệp là gì? Những vấn đề pháp lý thường gặp

Dù doanh nghiệp bạn đã hoạt động bao lâu đi chăng nữa thì trong quá trình họat động không thể tránh khỏi những vấn đề pháp lý doanh nghiệp. Bởi vậy mà câu hỏi pháp lý doanh nghiệp là gì? và những vấn đề pháp lý thường gặp cũng được chủ doanh nghiệp quan tâm và thắc mắc.

Việc nắm rõ các nền tảng pháp lý gíúp doanh nghiệp chủ động hơn và nâng cao được nhận thức chấp hành pháp luật một cách đúng đắn. Bên cạnh đó, chính những nền tảng pháp lý này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tránh được những rào cản bất lợi khi họat động kinh doanh. Hãy cùng TIN Holdings giải đáp mọi thắc mắc của bạn qua bài viết này nhé!

Pháp lý doanh nghiệp là gì?

Pháp lý doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ các quyền hạn và nghĩa vụ của doanh nghiệp giúp cấu thành nên tư cách pháp lý của doanh nghiệp và như được hiểu ở trên, pháp lý doanh nghiệp ở đây không đơn thuần tuân theo các quy định pháp luật có sẵn mà còn phải thuận theo những lý lẽ, giá trị pháp lý đúng đắn khách quan.

Những vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp thường gặp

Những vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp thường gặp

Khi một doanh nghiệp tuân thủ tốt các quy định pháp lý, điều này giúp xây dựng được hình ảnh chuyên nghiệp, uy tín và đáng tin cậy trong mắt khách hàng, đối tác và cộng đồng.

Điều này không chỉ giúp thu hút và giữ chân khách hàng mà còn mở ra các cơ hội hợp tác mới và thuận lợi hơn trong việc mở rộng kinh doanh. Vì vậy, việc đảm bảo tuân thủ pháp lý doanh nghiệp là một chiến lược quan trọng, đảm bảo sự phát triển bền vững và thành công lâu dài.

Những vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp thường gặp

Tuân thủ pháp lý trong doanh nghiệp không chỉ giúp tránh các rủi ro pháp lý như phạt tiền, kiện tụng, hay các biện pháp hình sự do vi phạm luật mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hoạt động kinh doanh. Một trong những lợi ích chính là góp phần tăng cường uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp. Và nếu bạn chưa biết cách xác định quy mô doanh nghiệp.

>> Tham khảo bài viết: Tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa

Đối với doanh nghiệp chuẩn bị/mới thành lập

Với những doanh nghiệp chuẩn bị/mới thành lập sẽ phải đối mặt với những vấn đề pháp lý sau:

  1. Xác định số người/tổ chức tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Bạn có thể tham khảo thêm bộ Luật Doanh nghiệp 2020 để đưa ra các lựa chọn loại hình phù hợp cho doanh nghiệp của bạn.
  2. Xác định đúng lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
  3. Xác định mức vốn điều lệ: Dù phần lớn các nghành nghề kinh doanh không yêu cầu mức vốn cụ thể nhưng cũng có một số nghành nghề yêu cầu doanh nghiệp phải có một mức vốn phù hợp, chằng hạn như: Kinh doanh bất động sản (20 tỷ), Bán hàng đa cấp (10 tỷ), Bảo vệ (2 tỷ), Chuyển phát nhanh (2 tỷ hoặc 5 tỷ),… Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng mức vốn điều lệ sẽ quyết định mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm.
  4. Lựa chọn tên doanh nghiệp: tên tiếng việt, tên tiếng anh và tên viết tắt. Và đặc biệt khi lựa chọn tên doanh nghiệp cần chú ý Điều 42 trong Luật Doanh nghiệp 2020 để tránh bị từ chối đăng kí do vi phạm.
  5. Trụ sở doanh nghiệp không được đặt tại các địa điểm không có chức năng kinh doanh, chẳng hạn như ở những nơi chỉ để đăng ký kinh doanh nhằm mục đích trốn thuế hoặc các hoạt động pháp lý khác không minh bạch.
  6. Người đại diện theo pháp luật được quy định ở Điều 13 trong Luật Doanh nghiệp 2020. Tùy vào loại hình doanh nghiệp mà người đại diện pháp lý sẽ có những quyền hạn và số lượng khác nhau. Chẳng hạn như, công ty TNHH và công ty Cổ phần có thể có 01 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
Doanh nghiệp mới cũng có thể gặp những vấn đề pháp lý doanh nghiệp

Doanh nghiệp mới cũng có thể gặp những vấn đề pháp lý doanh nghiệp

Vậy nên doanh nghiệp mới thành lập cũng nên chú ý những vấn đề xoay quanh vấn đề pháp lý doanh nghiệp có thể xảy ra nhằm hoàn thiện hồ sơ đăng kí doanh nghiệp một cách tốt nhất, tránh mắc phải các rủi ro không đáng có.

Đối với doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh

Với doanh nghiệp đã đi vào hoạt động kinh doanh, sản xuất thì cũng sẽ gặp những vấn đề pháp lý doanh nghiệp như sau:

  • Quyền và nghĩa vụ giữa các cổ đông, thành viên xảy ra mâu thuẫn,
  • Các vấn đề liên quan đến cổ phần, cổ phiếu hay cơ cấu cổ tức,
  • Tranh chấp tài sản, hợp đồng, tài sản sở hữu trí tuệ, bản quyền,….
  • Các vấn đề nội bộ trong doanh nghiệp như: bộ máy quản trị, hệ thống điều hành công ty,…
  • Phát sinh giải quyết nợ xấu, nợ khó đòi,…

Các vấn đề pháp lý mà chủ doanh nghiệp cần nắm rõ

Từ những vấn đề pháp lý nêu trên, có thể thấy rằng dù là doanh nghiệp mới hay doanh nghiệp đã đi vào hoạt động một khoảng thời gian dài thì cũng sẽ có những trở ngại liên quan đến pháp lý doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải nắm rõ những vấn đề pháp lý doanh nghiệp cơ bản để hỗ trợ doanh nghiệp khi gặp vấn đề xảy ra.

Những vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp cần nắm rõ

Những vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp cần nắm rõ

  1. Đăng ký kinh doanh và cấp phép:
    • Đảm bảo doanh nghiệp được đăng ký đúng quy định, bao gồm đăng ký tên doanh nghiệp, đăng ký trụ sở chính, và các giấy tờ liên quan khác theo Luật Doanh nghiệp 2020.
    • Ngoài ra nếu doanh nghiệp kinh doanh những nghành nghề đặc biệt thì phải tuân thủ các quy định về giấy phép kinh doanh (ví dụ: y tế, giáo dục, xuất nhập khẩu).
  2. Tuân thủ luật lao động:
    • Hiểu biết và áp dụng đúng các quy định về hợp đồng lao động, tiền lương, điều kiện làm việc, an toàn lao động, và quyền của người lao động.
    • Giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho nhân viên được quy định ở Điều 138-166 của Bộ luật Lao động 2019.
  3. Tuân thủ các quy định về thuế:
    • Hiểu rõ các nghĩa vụ thuế phải nộp bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, và các loại thuế khác áp dụng cho hoạt động kinh doanh.
    • Chuẩn bị và nộp các báo cáo tài chính, báo cáo thuế đúng hạn.
  4. Giải quyết tranh chấp và tuân thủ pháp lý:
    • Chuẩn bị các biện pháp pháp lý để giải quyết tranh chấp với khách hàng, đối tác, hoặc các bên liên quan khác.
    • Hiểu biết về các phương thức giải quyết tranh chấp như trọng tài, hòa giải, hoặc tố tụng tại tòa án.

Phần kết

Như vậy có thể thấy, ngoài việc quản lý bộ máy doanh nghiệp hoạt động một cách trơn tru trong kinh doanh thì việc cân bằng các công việc pháp lý doanh nghiệp cũng rất quan trọng.

Do vậy, cách tốt nhất để đảm bảo doanh nghiệp của bạn luôn đi đúng hướng về mặt pháp lý doanh nghiệp thì bạn hãy tìm một đơn vị tư vấn pháp lý uy tín để hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn. Hi vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin pháp lý doanh nghiệp hữu ích và cần thiết.

>> Xem thêm: Cách tra cứu mã số thuế doanh nghiệp đơn giản 2024