Việc thực hiện thủ tục giải thể công ty là bước quan trọng khi công ty không còn hoạt động kinh doanh. Điều này nhằm đảm bảo việc giải thể diễn ra suôn sẻ và hợp pháp. Các chủ sở hữu và quản lý cần nắm rõ quy trình và các yêu cầu pháp lý liên quan. Bài viết này mang đến nhiều thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề trên. Hãy cùng theo dõi chi tiết nhé.
Giải thể doanh nghiệp là gì?
Giải thể doanh nghiệp là quy trình chấm dứt hoạt động doanh nghiệp theo quy định pháp luật. Đầu tiên, công ty cần thông qua quyết định giải thể từ ban giám đốc hoặc hội đồng thành viên. Sau đó, thông báo quyết định này đến cơ quan đăng ký kinh doanh, đối tác, khách hàng và người lao động.
Công ty cần tiến hành thanh lý tài sản, thanh toán nợ và đóng tài khoản ngân hàng. Cùng với đó là việc lập báo cáo tài chính cuối cùng và nộp hồ sơ giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Khi hồ sơ được phê duyệt, công ty nhận giấy chứng nhận giải thể, hoàn tất thủ tục giải thể công ty.
Các trường hợp doanh nghiệp tiến hành giải thể
Theo khoản 1 Điều 207 của Luật Doanh nghiệp 2020, công ty có thể bị giải thể trong các trường hợp sau:
- Quyết định của chủ doanh nghiệp: Trong tình huống này, giải thể xảy ra do sự tự nguyện và quyết định chủ động của chủ doanh nghiệp. Quyết định có thể được đưa ra khi doanh nghiệp gặp khó khăn kinh doanh, không ổn định hoặc thua lỗ kéo dài,…
- Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Ngoài việc tự nguyện giải thể, công ty cũng có thể bị giải thể nếu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị thu hồi. Việc thu hồi giấy đăng ký doanh nghiệp nghĩa là cơ quan nhà nước không còn công nhận tư cách pháp lý của công ty.
- Kết thúc thời hạn hoạt động: Doanh nghiệp sẽ bị giải thể khi hết thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không quyết định gia hạn.
- Số lượng thành viên không đủ: Nếu không duy trì đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp trong 6 tháng liên tục và không thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể bị giải thể.
Để hoàn tất thủ tục giải thể công ty, doanh nghiệp cần đảm bảo thanh toán toàn bộ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản. Đồng thời, doanh nghiệp không được đang trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.
Điều kiện để doanh nghiệp tiến hành thủ tục giải thể công ty
Quy định về thủ tục giải thể doanh nghiệp cung cấp cơ sở pháp lý để chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp. Cùng với đó là đảm bảo bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan. Đặc biệt là chủ nợ, người sử dụng lao động và người lao động.
Theo khoản 2 Điều 207 của Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đã thanh toán đầy đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Bên cạnh đó là không đang trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
Hồ sơ thực hiện thủ tục giải thể công ty/doanh nghiệp
Doanh nghiệp khi giải thể thì phải chuẩn bị rất nhiều hồ sơ cần thiết. Quy trình này đảm bảo rằng doanh nghiệp hoàn tất mọi thủ tục giải thể doanh nghiệp liên quan đến việc ngừng hoạt động. Tuy nhiên, khi sử dụng dịch vụ hỗ trợ thủ tục giải thể công ty thì doanh nghiệp chỉ cần gửi bản scan giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Hoàn tất hồ sơ giải thể gửi Sở KH&ĐT là bước cuối cùng trong quy trình giải thể doanh nghiệp. Bởi vậy mà chủ doanh nghiệp cần cân nhắc soạn đủ hồ sơ. Tiếp đó, chủ doanh nghiệp cần thực hiện đủ các bước trong thủ tục giải thể công ty bên dưới đây.
Quy trình thực hiện thủ tục giải thể công ty/doanh nghiệp
Khi quyết định giải thể công ty, việc nắm rõ quy trình thực hiện thủ tục giải thể công ty là rất quan trọng. Điều này giúp đảm bảo mọi bước đều được thực hiện đúng cách và hợp pháp.
Đối với công ty/doanh nghiệp giải thể tự nguyện
Sau khi chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn, Quý khách cần thực hiện các bước nộp hồ sơ cho cơ quan thuế và Sở KH&ĐT như sau:
Trường hợp 1: Thủ tục giải thể công ty chưa phát sinh hóa đơn, doanh thu
Nộp hồ sơ giải thể cho cơ quan thuế:
- Bước 1: Nộp hồ sơ xác nhận không nợ thuế.
- Bước 2: Tất toán tài khoản ngân hàng.
- Bước 3: Nộp hồ sơ giải thể tại Chi cục Thuế quản lý doanh nghiệp.
- Bước 4: Nộp các báo cáo liên quan tại thời điểm giải thể như: báo cáo thuế/quý, hồ sơ quyết toán thuế, đối chiếu nợ thuế, tờ khai lệ phí môn bài/thuế GTGT quý…
Nộp hồ sơ giải thể cho Sở KH&ĐT:
- Bước 1: Đăng thông báo đang làm thủ tục giải thể công ty trên Cổng thông tin quốc gia.
- Bước 2: Nộp hồ sơ công bố doanh nghiệp đã giải thể.
- Bước 3: Nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại Sở KH&ĐT và nhận kết quả giải thể.
Trường hợp 2: Thủ tục giải thể công ty đã phát sinh hóa đơn, doanh thu
Quy trình giải thể cho doanh nghiệp đã phát sinh doanh thu tương tự như trường hợp chưa phát sinh doanh thu. Sự khác biệt chính là cần nộp thông báo hủy hóa đơn cho Chi cục Thuế và quy trình xét duyệt thuế phức tạp hơn. Các bước cụ thể như sau:
Nộp hồ sơ giải thể cho cơ quan thuế:
- Bước 1: Nộp hồ sơ xác nhận không nợ thuế tại Tổng cục Hải quan.
- Bước 2: Tất toán tài khoản ngân hàng.
- Bước 3: Nộp hồ sơ giải thể tại Chi cục Thuế.
- Bước 4: Nộp các báo cáo liên quan cho Chi cục Thuế như: thông báo hủy hóa đơn, báo cáo thuế/quý chưa nộp tại thời điểm giải thể, hồ sơ quyết toán thuế, đối chiếu tờ khai thuế, các khoản nợ thuế…
Nộp hồ sơ giải thể cho Sở KH&ĐT:
- Bước 1: Đăng thông báo đang làm thủ tục giải thể công ty trên Cổng thông tin quốc gia.
- Bước 2: Nộp hồ sơ công bố doanh nghiệp đã giải thể.
- Bước 3: Nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại Sở KH&ĐT và nhận kết quả giải thể.
Dù doanh nghiệp chưa phát sinh hay đã phát sinh hóa đơn, doanh thu, việc giải thể đều phải thực hiện theo quy trình chặt chẽ để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật. Chuẩn bị và nộp đầy đủ hồ sơ cho cơ quan thuế và Sở KH&ĐT cũng là bước quan trọng trong thủ tục giải thể công ty. Quý khách hãy chắc chắn bước này để tránh các rắc rối pháp lý sau này.
Đối với công ty/doanh nghiệp giải thể bắt buộc
Quy trình giải thể bắt buộc không phân chia thành các trường hợp đã hoặc chưa phát sinh doanh thu như trong giải thể tự nguyện. Tuy nhiên, nó thường liên quan đến các quyết định từ Tòa án, làm cho quy trình thực hiện có phần phức tạp hơn. Tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể, trình tự thực hiện thủ tục giải thể công ty sẽ khác nhau.
Trường hợp 1: Thủ tục giải thể công ty do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Nộp hồ sơ giải thể cho cơ quan thuế: Quy trình tương tự như giải thể tự nguyện.
Nộp hồ sơ giải thể cho Sở KH&ĐT:
Bước 1: Thông báo trên Cổng thông tin quốc gia
- Ngay sau khi nhận quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định giải thể từ Tòa án.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh cần thông báo doanh nghiệp đang thực hiện thủ tục giải thể công ty. Cụ thể thông báo trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Kèm theo đó là quyết định thu hồi hoặc quyết định của Tòa án).
Bước 2: Tổ chức cuộc họp và gửi quyết định
- Trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận quyết định thu hồi hoặc giải thể, doanh nghiệp phải tổ chức cuộc họp để thông qua quyết định giải thể.
- Gửi quyết định giải thể tới cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế và các cá nhân, tổ chức liên quan. Chẳng hạn như: người lao động, khách hàng, đối tác.
Bước 3: Niêm yết quyết định giải thể
- Niêm yết công khai quyết định giải thể tại trụ sở chính và các đơn vị phụ thuộc như chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có).
Bước 4: Gửi phương án giải quyết nợ
- Nếu còn nợ hoặc nghĩa vụ tài chính chưa hoàn tất, doanh nghiệp gửi phương án giải quyết cho các chủ nợ và cá nhân, tổ chức liên quan.
Bước 5: Thanh lý tài sản và giải quyết nợ
- Thực hiện thanh lý tài sản và giải quyết các khoản nợ.
Bước 6: Nộp yêu cầu giải thể
- Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi hoàn tất các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính, gửi yêu cầu giải thể đến Sở KH&ĐT.
Bước 7: Cập nhật tình trạng pháp lý
- Sở KH&ĐT sẽ cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp thành “đã giải thể” trên hệ thống thông tin quốc gia.
- Trong trường hợp không có phản đối từ các bên liên quan. Cụ thể trong vòng 180 ngày kể từ thông báo hoặc 5 ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ giải thể.
Vậy nên doanh nghiệp cần cân nhắc khi ra quyết định sao cho quá trình diễn ra suôn sẻ nhất.
Trường hợp 2: Thủ tục giải thể công ty do không đảm bảo số lượng thành viên theo quy định
Nếu không đảm bảo số lượng thành viên theo quy định và không thực hiện điều chỉnh loại hình doanh nghiệp trong vòng 6 tháng liên tục, doanh nghiệp sẽ phải giải thể bắt buộc. Thủ tục giải thể công ty trong trường hợp này tương tự như giải thể tự nguyện.
Lưu ý: Dù là giải thể tự nguyện hay bắt buộc, doanh nghiệp cần phải giải thể đồng thời với chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh nếu có.
Đơn giản và đỡ tốn thời gian nhất, doanh nghiệp có thể nhờ một đơn vị chuyên về lĩnh vực này hỗ trợ. TIN Holdings sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.
Dịch vụ giải thể doanh nghiệp chuyên nghiệp tại TIN Holdings
Giải thể doanh nghiệp là một quá trình đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng cũng như tuân thủ nhiều quy định pháp luật. Việc lựa chọn một đơn vị tư vấn chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện quá trình này một cách suôn sẻ. TIN Holdings, với nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ chuyên gia giàu kiến thức sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời dành cho khách hàng.
Dưới đây là những lý do Quý khách nên lựa chọn thủ tục giải thể công ty tại TIN Holdings:
- Kinh nghiệm dày dặn: Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, TIN Holdings đã giải quyết thành công nhiều trường hợp giải thể phức tạp, mang lại sự an tâm cho khách hàng.
- Đội ngũ chuyên gia: Đội ngũ luật sư và chuyên viên tư vấn của TIN Holdings đều có trình độ chuyên môn cao và hiểu rất rõ thủ tục giải thể công ty.
- Dịch vụ trọn gói: TIN Holdings cung cấp dịch vụ giải thể doanh nghiệp trọn gói. Dịch vụ gồm tư vấn ban đầu, chuẩn bị hồ sơ, thực hiện thủ tục pháp lý đến việc thanh lý tài sản.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Với quy trình làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả, TIN Holdings giúp khách hàng tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể công ty.
- Hỗ trợ pháp lý toàn diện: TIN Holdings không chỉ hỗ trợ khách hàng trong quá trình giải thể mà còn cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan. Đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định và giảm thiểu rủi ro pháp lý.
- Chính sách chăm sóc khách hàng tận tâm: TIN Holdings luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Chúng tôi cam kết hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng và chu đáo.
Với những ưu điểm vượt trội trên, TIN Holdings xứng đáng là lựa chọn hàng đầu cho doanh nghiệp. Đặc biệt là khi doanh nghiệp cần giải thể một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.
Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp cho người đọc những thông tin cần thiết xoay quanh thủ tục giải thể công ty mà bạn nên biết. Nếu khách hàng vẫn còn bất cứ thắc mắc cần hỗ trợ nào. Hãy liên hệ ngay với TIN Holdings để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí ngay nhé.