You are here:

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh nhanh nhất

26/02/2024

Theo quy định pháp luật, địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp được tổ chức các hoạt động kinh doanh. Địa điểm kinh doanh chỉ được đăng ký hoạt động một hoặc một nhóm ngành trong danh sách ngành nghề của công ty mẹ. Địa điểm kinh doanh là đơn vị hoạch toán phụ thuộc, không có con dấu riêng, địa điểm đặt địa điểm kinh doanh phải nằm trong phạm vi tỉnh hoặc thành phố nơi đặt trụ sở chính.

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh thường không quá phức tạp, tuy nhiên việc không nắm rõ các quy định, quy tắc về vấn đề này sẽ gây tốn kém cho nhà đầu tư về thời gian, công sức và tiền bạc.

1. Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh được tiến hành theo các bước sau

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Chuẩn bị hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh
Chuẩn bị hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

Doanh nghiệp cung cấp thông tin về: tên, vị trí đặt trụ sở chính, số điện thoại của địa điểm kinh doanh, người đứng đầu địa điểm kinh doanh. Công ty luật TinLaw sẽ soạn hồ sơ và chuyển cho quý khách hàng ký tên và đóng dấu.

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh như sau:

  • Thông báo lập địa điểm kinh doanh.
  • Hồ sơ cá nhân của người đứng đầu địa điểm kinh doanh: chứng minh nhân dân, hộ chiếu,…
  • Trường hợp người đứng đầu địa điểm kinh doanh không đồng thời là thành viên người đại diện theo pháp luật hoặc cổ đông, thành viên, chủ sở hữu công ty thì doanh nghiệp phải tiến hành lập Quyết định về việc bổ nhiệm người đứng đầu địa điểm kinh doanh theo quy định.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty mẹ (bản sao y công chứng).
  • Nếu người đi nộp hồ sơ không phải người đại diện theo pháp luật thì phải lập giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ.
  • Ngoài ra, người đi nộp hồ sơ cần chuẩn bị thêm chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư

Nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh tại Sở KH & ĐT
Nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh tại Sở KH & ĐT

Sau khi hoàn tất hồ sơ theo quy định, Công ty Luật TinLaw thay mặt doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời theo dõi hồ sơ cho đến khi nhận được kết quả.

Bước 3: Nhận kết quả đăng ký

Doanh nghiệp được nhận kết quả thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh, bao gồm:

  • 01 bộ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh.
  • 01 bộ hồ sơ nội bộ để lưu ở văn phòng.

Lưu ý:

  • Sau khi xác định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải báo cho Phòng đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc.
  • Doanh nghiệp đặt tên cho doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật.

2. Thủ tục cần làm sau khi thành lập địa điểm kinh doanh

Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh theo quy định, doanh nghiệp phải hoàn tất các công việc sau đây để  đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra tục, cũng như những rắc rối pháp lý. Bao gồm:

Trên đây là chia sẻ nội dung thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh, hy vọng thông tin hữu ích sẽ giúp quý khách sớm hoàn tất thủ tục này trong thời gian sớm nhất để sớm triển khai dự án kinh doanh và thu về những khoản lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngoài ra, quý khách cũng cần tìm hiểu thông tin sự khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh để từ đó lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.

TIN Holdings

TIN Holdings

Trợ thủ đắc lực cho các doanh nghiệp SMEs với các giải pháp như: Pháp lý, Kế toán - Thuế, Nhân sự, Xây dựng hệ thống, Giải pháp văn phòng,... Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp doanh nghiệp của bạn trở nên hiệu quả và ngày càng phát triển.