You are here:

Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định mới nhất

27/10/2018

Hợp thức hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia hợp thức văn bản giấy tờ được cấp bởi một quốc gia khác. Văn bản giấy tờ sau khi được hợp thức hóa lãnh sự đồng nghĩa với việc được công nhận và sử dụng tại quốc gia đó. Chính vì thế, Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự là vấn đề được quan tâm bởi rất nhiều người đang tìm hiểu thủ tục xin visa xuất nhập cảnh để làm việc, học tập tại một quốc gia khác. 

Vậy hợp thức hóa lãnh sự là gì? Tại sao phải hợp thức hóa lãnh sự? Thủ tục hợp thức hóa lãnh sự thế nào và ở đâu? Hãy theo dõi thông tin cụ thể sau để tìm được lời giải đáp chính xác nhất.

1. Căn cứ pháp lý

Nghị định 111/2011/NĐ-CP, nghị định về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, ngày ngày 05 tháng 12 năm 2011.

2. Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự là gì?

Một mẫu hợp pháp hóa lãnh sự

Hợp pháp hóa lãnh sự là thủ tục hành chính, thông qua thủ tục này các văn bản của công dân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền tại nơi người công dân này muốn được cư trú hoặc muốn các giấy tờ này có hiệu lực tại quốc gia đó.

Tại Việt Nam, quy định về thủ tục hợp hóa pháp lãnh sự được quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP.  Cụ thể:

“ Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam”.

Theo quy định, các giấy tờ và hồ sơ sau khi được cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự mới được chấp nhận. Trừ trường hợp được miễn thru tục hợp pháp háo lãnh sự theo quy định pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

3. Chuẩn bị hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định

Cần chuẩn bị giấy tờ theo quy định để tiến hành hợp pháp hóa lãnh sự
Cần chuẩn bị giấy tờ theo quy định để tiến hành hợp pháp hóa lãnh sự

Công dân là người nước ngoài muốn được hợp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ, hồ sơ theo quy định như sau:

  • Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định.
  • Nếu nộp hồ sơ trực tiếp thì công dân nước ngoài chuẩn bị Hồ sơ cá nhân bản gốc.
  • Tài liệu đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự (bản chính và bản photo).

Lưu ý:

  • Đối với các giấy tờ như: đăng ký kết hôn, học bạ, bằng cấp… phải chuẩn bị cả bản gốc và bản photo để đối chiếu.
  • Đối với các văn bản tiếng nước ngoài, sau khi dịch xong không cần chứng thực.

Nơi nộp hồ sơ: Cục lãnh sự – Bộ ngoại giao hoặc các cơ quan cấp tỉnh do Bộ ngoại giao ủy quyền tiếp nhận hồ sơ.

Thời gian thực hiện: tùy theo số lượng hồ sơ cần hợp pháp hóa lãnh sự, thời hạn được thực hiện sẽ khác nhau, cụ thể:

  • 01 ngày nếu số lượng tài liệu từ 1 – 10 bản.
  • 02 ngày nếu số lượng tài liệu từ 11 bản trở lên và các tài liệu cần xác minh.

Như vậy với việc nắm rõ những thông tin về thủ tục, giấy tờ… người dân sẽ dễ dàng hơn trong việc hợp pháp hóa lãnh sự. Từ đó, chúng ta có thể tiến hành các công việc, kế hoạch cá nhân một cách nhanh chóng.

TIN Holdings

TIN Holdings

Trợ thủ đắc lực cho các doanh nghiệp SMEs với các giải pháp như: Pháp lý, Kế toán - Thuế, Nhân sự, Xây dựng hệ thống, Giải pháp văn phòng,... Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp doanh nghiệp của bạn trở nên hiệu quả và ngày càng phát triển.