You are here:

Tổng hợp các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

26/04/2024
Tổng hợp các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Tại Việt Nam, các loại hình doanh nghiệp được quy định rõ ràng và đa dạng nhằm phục vụ cho nhu cầu và khả năng của từng doanh nhân cũng như phù hợp với các lĩnh vực kinh tế khác nhau. Bởi thế mà doanh nghiệp cần hiểu rõ các loại hình doanh nghiệp để có thể lựa chọn và quản lý cho phù hợp. Hãy cùng khám phá các loại hình doanh nghiệp qua bài viết này để đưa ra quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp của bạn!

Loại hình doanh nghiệp là gì?

Loại hình doanh nghiệp là một phân loại dựa trên cấu trúc pháp lý và quản lý của một tổ chức kinh doanh. Loại hình doanh nghiệp quyết định các vấn đề như trách nhiệm pháp lý của chủ sở hữu, quyền kiểm soát, khả năng huy động vốn, và các yêu cầu báo cáo tài chính. 

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp

Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ phù hợp với những tiêu chí và quy mô hoạt động khác nhau. Chủ đầu tư và chủ doanh nghiệp nên phân tích kĩ từng đặc điểm để lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất! 

Các loại hình doanh nghiệp hiện nay

Có nhiều tiêu chí để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp cho công ty của bạn nhưng để xác định đúng chúng ta cần nắm rõ những đặc điểm của từng loại hình để hỗ trợ đưa ra định hướng giúp công ty phát triển bền vững.

Các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Đây cũng là bước quan trọng trước khi hình thành quy trình thành lập doanh nghiệp. Và theo Luật Doanh nghiệp 2020 thì có 5 loại hình doanh nghiệp chính bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên), công ty cổ phần và công ty hợp danh.

>> Xem thêm: Doanh nghiệp là gì? Quy trình thành lập doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước là loại hình doanh nghiệp được thành lập hoặc có vốn đầu tư chủ yếu từ Nhà nước, trong đó Nhà nước sở hữu từ 100% vốn điều lệ trở lên. Nhà nước quản lý doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế, cũng như thực hiện các mục tiêu chính sách công cộng.

Ba tập đoàn nhà nước lớn nhất Việt Nam

Ba tập đoàn nhà nước lớn nhất Việt Nam

Các doanh nghiệp này thường hoạt động trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, ví dụ như năng lượng, giao thông vận tải, viễn thông, tài nguyên và khoáng sản, ngân hàng và tài chính, v.v. 

Ưu điểm của doanh nghiệp nhà nước:

  • Thường được hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước, giúp đảm bảo nguồn lực đầu tư lớn và ổn định.
  • Có khả năng thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội mà chính phủ đề ra, như phát triển cơ sở hạ tầng, đảm bảo an ninh năng lượng, hỗ trợ các ngành không có tính hấp dẫn cao đối với khu vực tư nhân.
  • Có khả năng kiểm soát được giá cả trong các lĩnh vực thiết yếu, giúp giảm biến động và ổn định thị trường.

Nhược điểm của doanh nghiệp nhà nước:

  • Hiệu quả kinh doanh thấp do thiếu tính cạnh tranh, quản lý lỏng lẻo và thiếu động lực trong việc tối ưu hóa lợi nhuận.
  • Không có đủ áp lực cạnh tranh so với khu vực tư nhân, dẫn đến tình trạng độc quyền gây hại cho người tiêu dùng và kinh tế tổng thể.
  • Có nguy cơ cao về tham nhũng và quản lý kém do sự can thiệp của chính trị và thiếu minh bạch trong hoạt động.

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là một hình thức doanh nghiệp do một cá nhân sở hữu và điều hành. Trong loại hình này, chủ sở hữu chịu trách nhiệm không giới hạn về các nghĩa vụ và khoản nợ của doanh nghiệp, tức là tài sản cá nhân của họ có thể bị sử dụng để trang trải các khoản nợ hoặc nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp nếu cần.

Ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân:

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền quản lý hoàn toàn và độc lập khi ra quyết định mà không cần sự phê duyệt từ bất kỳ ai.
  • Thủ tục đơn giản hơn so với các hình thức công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn
  • Lợi nhuận sau thuế thuộc về một mình chủ doanh nghiệp, không phải chia sẻ với cổ đông hay đối tác khác.

Nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân:

  • Phải chịu trách nhiệm pháp lý cá nhân
  • Khó khăn trong việc huy động vốn
  • Giới hạn về quy mô và phát triển do nguồn lực tài chính và nhân lực thường bị giới hạn.

Công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là một trong những hình thức doanh nghiệp phổ biến tại nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam. Công ty TNHH bao gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên (tối đa 50 thành viên). Và đây là loại hình pháp nhân độc lập, chịu trách nhiệm hữu hạn với toàn bộ tài sản của mình, bảo vệ tài sản cá nhân của chủ sở hữu khỏi các rủi ro kinh doanh.

Ưu điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn:

  • Trách nhiệm pháp lý hạn chế do thành viên của công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
  • Công ty TNHH không bắt buộc phải công khai báo cáo tài chính như công ty đại chúng, giúp bảo mật thông tin kinh doanh.
  • Việc chuyển nhượng phần vốn trong công ty TNHH thường đơn giản hơn so với các hình thức doanh nghiệp khác.

Nhược điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn:

  • Các quy định thuế và báo cáo tài chính phức tạp hơn.
  • Không thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn từ công chúng, hạn chế khả năng mở rộng.
  • Giám đốc công ty TNHH phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh và quản lý của công ty.

Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là một hình thức doanh nghiệp phổ biến, trong đó vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều cổ phần có giá trị bằng nhau. Những người sở hữu cổ phần này được gọi là cổ đông. Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức, và họ chịu trách nhiệm hữu hạn về các nghĩa vụ tài chính của công ty đến mức vốn góp của mình.

Ưu điểm của công ty cổ phần:

  • Có thể huy động vốn từ cổ phiếu và trái phiếu.
  • Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đến số vốn đã góp
  • Báo cáo tài chính minh bạch và có sự tin cậy cao

Nhược điểm của công ty cổ phần:

  • Do có cơ cấu quản lý phức tạp, gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc nên đòi hỏi phê duyệt ở nhiều cấp bậc và thủ tục.
  • Chi phí vận hành cao
  • Dễ mất quyền kiểm soát đối với công ty
  • Rủi ro từ cổ đông khi kinh doanh
  • Yêu cầu minh bạch cao

Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là một hình thức doanh nghiệp mà trong đó, tất cả các thành viên (gọi là hợp danh viên) đều tham gia quản lý công ty và chịu trách nhiệm không giới hạn về các nghĩa vụ tài chính của công ty.

Công ty hợp danh là một trong những loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam

Công ty hợp danh là một trong những loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam

Ngoài ra, có thể có các thành viên góp vốn (gọi là thành viên góp vốn) chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn tới mức vốn góp của họ và không tham gia vào quản lý hàng ngày. 

Ưu điểm của công ty hợp danh:

  • Thông tin minh bạch do yêu cầu niêm yết, công khai báo cáo tài chính
  • Phân tán rủi ro kinh doanh, giảm bớt gánh nặng cho từng cá nhân
  • Có tính linh hoạt cao trong thu hút đầu tư

Nhược điểm của công ty hợp danh:

  • Chi phí quản lý và vận hành cao
  • Có thể mất quyền kiểm soát của chủ doanh nghiệp.

Phần kết

Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam rất đa dạng và mỗi loại hình sẽ có đặc điểm và ưu nhược điểm riêng phù hợp với nhu cầu và mục tiêu kinh doanh khác nhau. Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp không chỉ ảnh hưởng đến cách thức quản lý và trách nhiệm pháp lý mà còn tác động đến khả năng phát triển và mở rộng của doanh nghiệp trong tương lai. 

Do đó, nhà đầu tư và doanh nhân cần tìm kiếm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực để mang lại lợi ích tốt nhất!