Sau khi Việt Nam gia nhập WTO (2007), khuôn khổ pháp lý của Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Bên cạnh thuận lợi, pháp luật về đầu tư theo hình thức đầu tư nước ngoài cũng có những quy định riêng tùy theo từng hình thức đầu tư cụ thể. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về đầu tư nước ngoài theo hình thức góp vốn nhé!
Căn cứ pháp lý
Theo điều 24, 25 và 26 Luật đầu tư năm 2014 đã có những quy định rất cụ thể những vấn đề xoay quanh việc góp vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam .
Đầu tư nước ngoài theo hình thức góp vốn là gì?
Hình thức góp vốn
Loại hình doanh nghiệp |
Công ty cổ phần |
Công ty TNHH và Hợp danh |
Hình thức góp vốn |
|
|
Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài còn được góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc loại hình doanh nghiệp đã nêu ở trên: doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, .. .


Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có quy định khác nhau về hình thức góp vón khác nhau
Hình thức mua cổ phần, vốn góp của tổ chức kinh tế
Hình thức | Công ty cổ phần | Công ty TNHH | Công ty hợp danh |
Mua cổ phần của công ty bán ra | Được phép | ||
Mua cổ phần cổ đông /thành viên công ty bán ra | Được phép | ||
Mua vốn góp của thành viên thuộc công ty | Được phép |
Ngoài ra, Nhà đầu tư nước ngoài được phép mua phần vốn góp của thành viên thuộc tổ chức kinh tế khác không thuộc các quy định đã nêu ở trên.


Nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phần công ty bán ra
Điều kiện tham gia góp vốn, mua cổ phần và góp vốn
Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh các ngành nghề không nằm trong danh sách cấm đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định, đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây
Điều kiện | Công ty hợp danh | Tổ chức kinh tế | Nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế |
Phần trăm (%) vốn điều lệ nắm giữ/ thành viên hợp danh đa số là cá nhân nước ngoài |
51% trở lên | 51% trở lên | 51% trở lên |
Hồ sơ góp vốn
- Thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.
- Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân.
- Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
Thủ tục đăng ký góp vốn
- Nơi tiếp nhận và cấp giấy phép đầu tư nước ngoài: Nhà đầu tư nộp hồ sơ đã chuẩn bị như bước trên tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.
- Thời gian xử lý :
- Đối với hồ sơ hợp lệ: sau 15 ngày tiếp nhận, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản bằng chuyển phát nhanh cho công ty theo địa chỉ trụ sở chính của Công ty.
- Đối với hồ sơ không hợp lệ như: thiếu hồ sơ, thiếu thông tin chủ thể thực hiện góp vốn, hồ sơ bị thiếu,… Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng thông báo bằng văn bản bằng chuyển phát nhanh cho công ty theo địa chỉ trụ sở chính của Công ty.
Trên đây là tất cả thông tin về việc nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn tại Việt Nam. Từ hình thức góp vốn, điều kiện góp vốn, hồ sơ góp và và quy trình hoàn thất thủ tục góp vốn. Mong rằng với những thông tin bổ ích này sẽ góp phần nhỏ thành công trong kế hoạch đầu tư tại Việt Nam của quý doanh nghiệp.