You are here:

Giấy phép đầu tư là gì? Thủ tục xin giấy phép đăng ký đầu tư

12/04/2024
Giấy phép đầu tư là gì? Thủ tục xin giấy phép đăng ký đầu tư

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một trong những mục tiêu ưu tiên trong kế hoạch phát triển nền kinh tế Việt Nam. Để đạt hiệu quả tối đa của mục tiêu đề ra, không chỉ Bộ kế hoạch và đầu tư mà toàn thể người dân Việt đã không ngừng cố gắng. Chính vì lẽ đó mà những năm gần đây, doanh nhân nước ngoài không ngừng đầu tư làm lượng vốn FDI tăng lên không ngừng. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về giấy phép đầu tư và những thủ tục cần có.

Tuy nhiên, để bắt đầu cho kế hoạch đầu tư kinh doanh, doanh nhân nước ngoài phải tiến hành xin cấp giấy phép đầu tư. Vậy giấy phép đầu tư là gì? Thủ tục xin giấy phép đầu tư theo quy định được thực hiện ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua thông tin sau đây.

Giấy phép đầu tư là gì?

Giấy phép đầu tư (hay giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án với cơ quan có thẩm quyền. Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư trái phép hoặc các ngành nghề bị cấm đầu tư tại Việt Nam sẽ không được cấp giấy phép đầu tư.

Giấy phép đầu tư có phải giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Nghị định 108/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đầu tư như sau: “Nhà đầu tư nước ngoài có dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, thì Giấy chứng nhận đầu tư có nội dung bao gồm nội dung quy định tại khoản 2 và nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh Nghiệp. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”.

Vậy chúng ta có thể hiểu rằng, doanh nhân khi thực hiện dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nếu thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài thì giấy phép đầu tư được xem là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Các trường hợp còn lại giấy phép đầu tư và giấy phép kinh doanh là hai loại giấy có chức năng nhiệm vụ tách biệt nhau.

Giấy phép đầu tư và giấy chứng nhận kinh doanh tương tự nhau, trừ một số trường hợp riêng

Giấy phép đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận kinh doanh

Hồ sơ xin giấy phép đầu tư

Đối với dự án đầu tư trong nước

Trường hợp xin giấy phép đầu tư

  • Dự án có quy mô đầu tư từ 15 tỷ đến 300 tỷ đồng Việt Nam
  • Dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

Hồ sơ xin giấy phép đầu tư như sau

  • Bản đăng ký đầu tư.
  • Dự án đầu tư gồm: mục tiêu, quy mô, địa điểm thực hiện dự án đầu tư; Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án
  • Một số văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư
  • Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư
  • Nhu cầu sử dụng đất và cam kết việc bảo vệ môi trường
  • Kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có)

Chuẩn bị hồ sơ xin dự án đầu tư trong nước

Chuẩn bị hồ sơ xin dự án đầu tư trong nước

Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài

Đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện

  • Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu)
  • Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức; bản sao hộ chiếu hoặc CMTND đối với nhà đầu tư là cá nhân
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh
  • Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư
  • Giải trình kinh tế – kỹ thuật bao gồm: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất và cam kết việc bảo vệ môi trường
  • Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật

Đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện

Hồ sơ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, cũng như hồ sơ dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Tuy nhiên, nhà đầu tư phải chuẩn bị thêm hồ sơ: giải trình điều kiện mà nhà đầu tư phải đáp ứng.

Có thể nói với chính sách ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài, đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển theo chiều hướng tích cực. Những thông tin trên đây đã giúp quý khách hiểu rõ hơn về giấy phép đầu tư, cũng như những quy định để được cấp. Điều này rất cần thiết để nhà đầu tư có thể hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, vì thế cần phải lưu ý.

TIN Holdings

TIN Holdings

Trợ thủ đắc lực cho các doanh nghiệp SMEs với các giải pháp như: Pháp lý, Kế toán - Thuế, Nhân sự, Xây dựng hệ thống, Giải pháp văn phòng,... Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp doanh nghiệp của bạn trở nên hiệu quả và ngày càng phát triển.