Những chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước đưa ra, nhằm khuyến khích người dân tham gia kinh doanh, xây dựng nền kinh tế ngày càng lớn mạnh. Chính vì thế, trong những năm gần đây có rất nhiều doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh sản xuất.
Khi hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất, thì việc mở rộng kinh doanh là vấn đề tất yếu. Trong đó thuê thêm kho hàng là vấn đề tất yếu để phục vụ cho hoạt động sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu cho khách hàng. Tuy nhiên, thủ tục thuê thêm kho hàng được nhà nước quản lý chặt chẽ, yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện đúng theo quy định.
1. Trường hợp Kho hàng có cung cấp hoạt động bán hàng (kinh doanh)
Căn cứ pháp lý: Luật Doanh nghiệp 2014 do Quốc hội ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014.
- Theo quy định, kinh doanh là việc bao gồm một hay một số hoặc tất cả hoạt động của quá trình: từ khâu sản xuất -> tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ cung ứng trên thị trường. Và đặc biệt là, hoạt động kinh doanh này có phát sinh lợi nhuận.
- Khi tiến hành thuê thêm kho hàng, doanh nghiệp đã có hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa điểm mới thì doanh nghiệp phải đăng ký lập địa điểm kinh doanh.
- Thủ tục đăng ký lập địa điểm kinh doanh được thực hiện theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Thủ tục này rất quan trọng, doanh nghiệp cần lưu ý để tránh các phiền phức pháp lý mang lại.
2. Trường hợp doanh nghiệp thuê thêm Kho hàng ở tỉnh/ địa phương khác chỉ nhằm lưu giữ hàng hóa
2.1 Kê khai và nộp thuế
Căn cứ pháp lý: Khoản 2, Điều 5 Thông tư số 95/2016/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế.
- Nếu doanh nghiệp đã được cấp mã số thuế, tại địa điểm thuê kho hàng có phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện thì tiến hành kê khai và nộp thuế với cơ quan có thẩm quyền tại chính nơi phát sinh thêm hoạt động kinh doanh mới.
Ngoài ra, căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế quy định về kê khai thuế GTGT, cụ thể như sau:
- Nếu doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh, nếu bao gồm cả tiền thuế GTGT từ 1 tỷ đồng trở lên và hoạt động chuyển nhượng ngoại tỉnh không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC.
- Doanh nghiệp thuộc trường hợp thành lập văn phòng đại diện hay chi nhánh khác tỉnh/ thành phố nơi đặt trụ sở chính, thì doanh nghiệp phải tiến hành kê khai thuế với cơ quan có thẩm quyền tại nơi phát sinh thêm hoạt động kinh doanh. Theo quy định, ứng với mỗi loại hình tổ chức, có những ưu và nhược điểm khác nhau. Việc nắm được thông tin khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh giúp quý khách lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
3. Về việc sử dụng hóa đơn khi xuất hàng tại kho
Căn cứ pháp lý: Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Doanh nghiệp thuê thêm kho chứa hàng để thuận tiện cho hoạt động kinh doanh sản xuất thì doanh nghiệp chỉ được tổ chức các hoạt động theo quy định.
- Tất cả hóa đơn xuất cho khách hàng phải do công ty đặt ở trụ sở chính xuất. Ngoài ra, khi chuyển hàng hóa về kho, Công ty lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động.
Trên đây là tư vấn của TinLaw về thủ tục thuê thêm kho hàng. Có thể nói tùy từng trường hợp cụ thể, doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện các thủ tục khác nhau. Chính vì vậy mà việc nắm rõ quy định của nhà nước, sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ, giúp cho doanh nghiệp có thể mở rộng khu vực hoạt động theo đúng định hướng của mình.